Trang chủ
Tin tức
Bán Astiso - biệt dược Sapa
Atisô có tên khoa học là Cynara Scolynus Lour do người Pháp đưa vào Việt Nam và được trồng nhiều nhất tại Đà Lạt, rồi đến Sa Pa, Tam Đảo (những nơi có khí hậu ôn đới).
Hoạt chất chính của atisô là cynarine có vị đắng, có tác dụng nhuận gan, mật, thông tiểu tiện, kích thích tiêu hóa... Một tác dụng vô cùng quan trọng nửa là rất tốt cho hệ tim mạch. Những người lớn tuổi, người hay sử dụng bia , người cao huyết áp, gan nhiễm mỡ, người mắc các bệnh về gan, thận…thì đây là một biện pháp có thể áp dụng lâu dài và vô cùng hiệu quả. Sử dụng Atiso giúp giấc ngủ thêm sâu hơn đặc biệt tốt với người cao tuổi.
Trên các đỉnh núi cao của huyện Sa Pa có nhiều loại cây dược liệu quý. Trong đó Atisô đã khẳng định được vị thế. Atisô Sapa có hàm lượng chất cao hơn hẳn so với trồng ở các vùng khác vì vậy atiso sapa được mọi người ưa chuộng mua về làm quà mỗi lần lên Sapa.
Các bộ phận cây Actisô được dùng làm rau:
- Đọt và lá non dùng làm rau
Đọt và lá non trong cuộn chưa nở được dùng làm rau luộc, xào hay nấu ở khu vực Địa Trung Hải.
-Thân non được dùng làm rau
Ở Mỹ đoạn thân non của cây Actisô có đường kính khoảng 5-10 mm được dùng làm rau bằng cách cạo bỏ lớp gai ở vỏ và dùng trong các món hấp hoặc nấu. Trong quá trình nấu phần thân cây Actisô non chuyển từ màu xanh sang màu nâu do các enzym oxy hóa chất diệp lục, để chống sự đổi màu có thể cho thêm chất chua như chanh, dấm.
- Nụ hoa cây Actisô dùng làm rau
Bộ phận của cây atisô được dùng làm rau ăn phổ biến trên khắp thế giới là nụ hoa chưa nở bao gồm đế mang hoa, các lông tơ, và các lá bắc (có phần gốc mềm màu trắng bao chung quanh).
Trong 100g bông Actisô, có chứa: 3 – 3,15 g protein, 0,1-0,3 g lipid, 11-15 g glucid (chủ yếu là inulase) và 82 g nước.
Hoa atisô có tác dụng bổ dưỡng, kích thích tiêu hóa, lợi gan mật, trợ tim, lợi tiểu, thường dùng nấu canh. Khi nấu chú ý không dùng nồi gang hoặc nồi nhôm vì hoa sẽ bị đắng, khó ăn.
Các bộ phận cây Actisô được dùng làm thuốc:
Hiện nay, người ta trồng cây Actisô không những chỉ dùng lá bắc và đế hoa để ăn mà còn dùng làm thuốc.
+ Kỹ thuật sơ chế Actisô
Trong lá, hoa và thân, rễ của cây Actisô chứa nhiều enzym (men) oxy hóa. Sau khi hái, các enzym sẽ hoạt động mạnh, phá hủy các hoạt chất chứa trong dược liệu. Vì vậy phải nhanh chóng diệt men để ổn định hoạt chất bằng các phương pháp sau:
- Hấp 5 phút trong hơi cồn sôi rồi phơi hoặc sấy khô ngay.
- Ngâm trong dung dịch NaCl 5% (muối ăn) rồi phơi hoặc sấy khô ngay.
- Nếu không nhanh chóng diệt men mà chỉ phơi sấy khô dược liệu theo phương pháp thông thường thì 80 – 90% hoạt chất có trong Actisô bị phá hủy (đó là điều các nhà sản xuất chế phẩm Actisô phải quan tâm).
+ Theo Đông y
- Lá cây Actisô có vị đắng, có tác dụng lợi tiểu và được dùng đề điều trị bệnh phù và thấp khớp. Ngoài việc dùng đế cụm hoa và lá để ăn, Actisô được dùng làm thuốc thông tiểu tiện, thông mật, chữa các bệnh suy gan thận, viêm thận cấp và mạn tính, sưng khớp xương.
Người ta còn dùng thân và rễ Actisô thái mỏng, phơi khô, công dụng như lá.
Thuốc có tác dựng nhuận tràng và lọc máu nhẹ đối với trẻ em.
Bộ phận dùng là lá tươi hoặc khô, đem sắc hoặc nấu cao lỏng, với liều 2-10g lá khô một ngày, có khi chế thành cao mềm hay cao khô đề bào chế thuốc viên, thuốc tiêm dưới da hay tĩnh mạch. Có thể chế thành dạng cao lỏng đặc biệt dùng dưới hình thức giọt.
Lá tươi hoặc khô sắc hoặc nấu thành cao chữa bệnh về Gan (gan viêm mạn, da vàng), thận viêm cấp và mạn, sưng khớp xương. Thuốc có tác dụng nhuận trường và lọc máu nhẹ đối với trẻ em.
+ Thân và rễ cây Actisô thái mỏng, phơi khô, công dụng giống lá.
+ Hoa cây Actisô dùng trong các trường hợp đau gan, đau dạ dày, ăn uống không tiêu, sản phụ ít sữa, tiểu đường thống phong, thấp khớp, suy nhược cơ thể…
Hoa cây Actisô có tác dụng hạ cholesterol và urê trong máu, tạo mật, tăng tiết mật, lợi tiểu, thường được làm thuốc thông mật, thông tiểu tiện, chữa các chứng bệnh về gan, thận.
+Trong y học dân gian cụm hoa được dùng trong chế độ ăn của bệnh nhân tiểu đường vì nó chỉ chứa lượng nhỏ tinh bột, carbonhydrat gồm phần lớn là inulin.
Cảnh báo!
Không nên lạm dụng nguồn rau và trà từ cây Actisô, nếu ăn và uống quá mức sẽ có những biến chứng phụ do Actisô gây ra như hại gan, có thắt cơ trơn của hệ tiêu hóa, trướng bụng, cơ thể mệt mỏi.
Các bác sĩ cảnh báo, mọi người không nên lạm dụng atiso. Một ngày chỉ nên dùng 10 – 20 g sắc với nước nếu dùng tươi, 5 – 10 g nếu dùng khô. Với loại trà đóng gói cũng chỉ nên uống 2 – 3 túi mỗi ngày là đủ.
Các từ liên quan:
Sapa , hotel , khách sạn sapa , nhà nghỉ sapa , đặc sạn , hotel in sapa, cảnh đẹp sapa , sapa , đặt phòng sapa, đặt phòng trực tuyến sapa , tour du lịch sapa , sapa village travel , các khách sạn sapa , khách sạn sapa giá rẻ , , Lao Chải tả van sapa , Hàm rồng Sapa , Cat cát sapa , thác bạc sapa , bản hồ sapa,, tả phìn sapa, Suối vàng thác tình yêu sapa, núi fansiapang sapa , sả xeng sapa, hầu thào sapa, cá hồi sapa, cá tầm sapa, sapa, sapa luxury hotel , nhà hàng sapa, sapa khách sạn, khách sạn ở sapa, phòng rẻ ở sapa, lao cai sapa hotel, cá hồi sapa, cá tầm sapa, thịt trâu sấy sapa, tuyết sapa, đồ nướng sapa, cổng trời, cầu mây, bãi đá cổ sapa..
Công ty du lịch làng Sapa
Địa chỉ: 036 Fansipang - SaPa – Lao Cai – Viet Nam
ĐT: 0203 771 789, Fax: 020 3 872 471
Email: phongsapa24@gmail.com
Website: www.hotelsinsapa.com
Đường dây nóng : 0986 171 171
Bài viết khác
-
Thưởng thức cá Tầm tại Sapa
-
Măng chua Sapa - Món lạ ở Sapa
-
Rượu Ngô Bản Phố Bắc Hà Lào Cai
-
Men tình trong hương rượu San Lùng
-
Bán trà Giảo Cổ Lam - " thảo dược trường sinh"
-
Thịt Lợn Bản Sấy - Thương Hiệu Số 1 Sapa
-
Bán Nấm Linh chi - Hàn Quốc
-
Mắm tép chưng thịt, pate, củ cải muối
-
Sâm Tươi Hàn Quốc
-
Đặc Sản Thịt Trâu Sấy Sapa
- Trực tuyến :35
- Hôm nay:317
- Tổng lượt truy cập:594162